THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ LỢI ÍCH ĐEM LẠI TẠI VIỆT NAM
Theo WTO – tổ chức thương mại thế giới thì thương mại điện tử (TMĐT) là một chuỗi hoạt động bao gồm: sản xuất -> tiếp thị -> bán -> phân phối sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ) thông qua các phương tiện điện tử. Theo OECD – tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế, có 2 định nghĩa rộng và hẹp về TMĐT. Chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
TMĐT là giao dịch giữa người mua và người bán thông qua kết nối Internet
Định nghĩa TMĐT theo nghĩa rộng:
Đây là một giao dịch giữa việc mua hoặc bán hàng/dịch vụ giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Chính phủ và các tổ chức nhà nước hay tư nhân được tính hàng thông quá các mạng kết nối internet. Bạn có thể mua hoàng hóa hay sử dụng dịch vụ qua mạng như có thể thanh toán theo các truyền thống.
Từ đây Giao dịch TMĐT được định nghĩa bao gồm các đơn hàng được nhật hoặc đặt qua bất cứ ứng dụng trực tuyến nào trong các giao dịnh tự động. Bao gồm các ứng dụng internet hoặc các hệ thống điện thoại tương tác.
TMĐT được định nghĩa theo nghĩa hẹp
Theo chính phủ Việt Nam TMĐT là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mai thông qua các phương tiện điện tử có kết nối internet, mạng viễn thông hay các mạng mở khác.
Theo ASEAN – hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á thì TMĐT là các giao định điện tử trên internet hoặc các mạng mở khác, chúng được chia làm 2 loại: giao dịch bán hàng hóa và dịch vụ hưu hình; giao dịch liên quan các thông tin và dịch vụ hàng hóa số.
Nhìn chung TMĐT là việc mua bán hàng hóa dịch vụ được tiến hành thông qua internet, bao gồm: các đơn hàng được nhận hay đặt qua bất kì ứng dụng nào thông qua intetnet bằng di động, tivi, fax, email, laptop,….
Lợi ích của thương mại điện tử
Đối với doanh nghiệp
Lợi ích lớn nhất mà TMĐT đem lại đó chính là tiết kiêm chi phí, tạo thuận lợi cho các bên giao dịch. Bạn sẽ không cần thuê cửa hàng hay nhân viên phục vụ, bạn cũng không cần đầu tư cho kho chứa. Với TMĐT bạn chỉ cần bỏ ra một khoản tiền nhỏ, xây dựng một website bán hàng và bỏ 10% phí để duy trì và vận hàng trang web này mỗi tháng.
TMĐT mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp, xã hội và người tiêu dùng
Bên cạnh đó thông qua TMĐT cá nhân hoặc doanh nghiệp có thể marketing toàn cầu với chi phí thấp. Doanh nghiệp có thể đưa thông tin sản phẩm đén hàng trăm triêu người từ khắp nơi trên thế giới. Điều này chỉ có TMĐT làm được cho doanh nghiệp
Đối với xã hội
Nhờ TMĐT mà một phương thức kinh doanh và làm việc mới được sinh ra phù hợp với cuộc sống công nghiệp hiện đại. TMĐT đã tạo nên một sân chơi mới cho các doanh nghiệp, khiến họ phải đổi mới, sáng tạo và đưa ra những chiến lược kinh doanh cũng như dịch vụ riêng cho sản phẩm của mình. Từ đó góp phần cho sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và cho nền kinh tế toonge thể nói chung. Mặc dù TMĐT đóng góp nhiều lợi ích cho nền kinh tế nhưng ứng dụng TMĐT còn gặp nhiều những khó khăn và thách thức.
Đối với người tiêu dùng
TMĐT giúp mở rộng khả năng lựa chọn hàng hóa, dịch vụ người cung cấp. Khách hàng sẽ không bị giới hạn về địa lý, thời gian nữa, họ có thể mua hàng mọi lúc, mọi nơi. Khách hàng hoàn toàn có thể lựa chọn giữa hàng trăm, hàng ngàn nhà cung cấp khác nhau trên mọi vùng miền.
Những khó khăn và thách thức của TMĐT
Với doanh nghiệp:
TMĐT làm thay đổi cơ cấu, nhân sự và quy cách làm việc. Để triển khai thành công được TMĐT doanh nghiệp phải có một cơ sở hạng tầng thương mại thông tin vức chắc, đội ngũ IT mạnh để có thể vận hàng, quản trị và phát triển hệ thống này.
Với tổ chức:
TMĐT là một giao dịch gián tiếp giữa bên mua và bên bán. Họ thậm chí còn không biết nhau. Điều này dẫn đến những nỗi lo ngại riêng giữa người mua và người bán mà quan trọng là lòng tin về sản phẩm và quá trình thanh toán.
Thương mại điện tử đối với Việt Nam
Mặc dù phát triển khá muộn so với các nước trong khu vực, nhưng tốc độ tăng trưởng của TMĐT tại Việt Nam đang được đánh giá là khá nhanh. Một số bảng xếp hạng về TMĐT tại Việt Nam
Doanh nghiệp TMĐT được tìm kiếm nhiều nhất | Ứng dụng TMĐT được tải nhiều nhất | Fanpage TMĐT được tải lượt theo dõi nhất |
Lazada | Lazada | Lazada |
Thế giới di động | Shopee | Zanaro |
Shopee | Sendo | Tiki |
Tiki | Tiki | Sendo |
Sendo | Thế giới di động | Điện máy xanh |
Bảng xếp hạng về TMĐT tại Việt Nam (xếp hạng từ 1 đến 5)
Điểu chú ý nhất của TMĐT Việt Nam là hai thương vụ đầu tư TMĐT gây nhiều chú ý. Một của Alibaba rót 1 tỷ đô vào Lazada nâng tổng giá trị vốn sở hữu 83% Alibaba sở hữu tại Lazada, và vụ đầu tư 44 triệu độ của JD – đối thủ Alibaba vào Tiki. Thêm vào đó luồng gió mới ví điện tử Alipay, thông qua việc hợp tác giữa Việt Nam và NAPAS. Một điểm sáng nữa từ Thế Giới Di Động giới thiệu Vuivui đến người dùng mua sắm trực tuyến Việt Nam.
Tuy nhiên, cũng có một vài doanh nghiệp TMĐT cũng đã ra đi: Chợ điện tử, Weshop, ebay,…Và thay đổi tên họ của Zalora thành Robins Việt Nam sau khi Nguyễn Kim cùng Central Group sở hữu 49% cổ phần Zalora Việt Nam.
Bình luận mới