Pagespeed Insights là gì ? Vì sao lại nói nó giúp bạn trong việc tối ưu hóa website ?
Việc kinh doanh trực tuyến qua các website trong thời đại công nghệ này đang được phát triển một cách vượt trội, kéo theo đó cũng mở ra một dịch vụ, chiến lược cũng được phát triển : SEO TOP website. Gắn liền với việc tối ưu hóa website, hẳn là người dùng đã khá quen mặt với cụm từ “Google Pagespeed Insights” này, thế nhưng, trong số đó vẫn còn nhiều người dùng vẫn không khỏi thắc mắc nó là gì ? Nó mang lại lợi ích gì ? Vì sao lại liên quan đến SEO website ? Nếu bạn còn đang thắc mắc thì hãy đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời cho vấn đề này nhé.
Định nghĩa về “Pagespeed Insights” / “Google Pagespeed Insights”.
“Pagespeed Insights” là một bộ công cụ của Google giúp bạn đánh giá và đo lường về độ thân thiện của các website qua các thiết bị như điện thoại và PC. Công cụ này giúp người dùng đánh giá về hiệu suất thực tế của website dựa trên báo cáo UX của Google Chrome, từ đó đưa ra các gợi ý, đề xuất để bạn tối ưu hóa website của mình.
Đâu là tiêu chuẩn để Google Pagespeed Insights đánh giá một website ?
Để đánh giá một website cụ thể và rõ ràng hơn, Pagespeed Insights chấm điểm theo thang điểm từ 0 – 100 và chia ra 3 mức điểm sau :
0 – 49 điểm : Website tối ưu ở mức kém đồng nghĩa với độ thân thiện với người dùng còn chưa tốt.
50 – 89 điểm : Website ở mức tối ưu khá, tuy nhiên vẫn chưa thực sự đáp ứng tốt tiêu chí của Google.
90 – 100 : Nếu website của bạn nằm ở mức điểm này thì tức là website của bạn đang ở mức tối ưu tốt, cung cấp cho người dùng trải nghiệm tuyệt vời.
Vậy, Pagespeed Insights dựa vào tiêu chí nào để chấm điểm và đánh giá cho website của bạn ?
- Không hoặc hạn chế sử dụng chuyển hướng ở trang đích đến.
- Sử dụng chức năng nén dữ liệu gửi về trình duyệt.
- Cải thiện tốc độ, thời gian phản hồi của máy chủ.
- Cải thiện lưu trữ bộ nhớ cache ở trình duyệt
- Giải nén các tài nguyên của website là CSS và Javascript. Ngoài ra nên thực hiện giải nén hình ảnh để giảm dung lượng.
- Tối ưu hóa việc chèn các thư mục CSS vào website.
- Thiết lập các thứ tự nội dung được ưu tiên trong website của bạn.
- Hãy bỏ chặn Javascript và CSS khi bạn có ý định tải trang.
- Tận dụng tối đa các thuộc tính không đồng bộ.
Vì sao phải tối ưu Pagespeed Insights?
Nâng cao trải nghiệm website cho người dùng :
Khi người dùng click vào đường link của website tức là họ đang bắt đầu trải nghiệm website của bạn rồi. Điều đầu tiên họ để ý và đánh giá chính là thời gian và tốc độ tải trang.
Ban đầu, dựa vào tốc độ và thời gian phản hồi của máy chủ, họ sẽ đánh giá xem website này có tốt, có chất lượng hay không ? Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng trải nghiệm của người dùng, là yếu tố quyết định có giữ chân được người dùng hay không.
Tỷ lệ chuyển đổi được nâng cao :
Việc cải thiện tốc độ phản hồi của website đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu suất, được biết, tốc độ chỉ cần chậm hơn 1 giây thì hiệu suất sẽ giảm khoảng 25%. Vì vậy, cải thiện tốc độ sẽ đảm bảo một phần việc nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.
Những cách nào giúp bạn tối ưu hóa website với Pagespeed Insights?
- Loại bỏ các tài nguyên chặn hiển thị :
Các tập tin tài nguyên như JavaScript và CSS thường rất nặng, nó sẽ ảnh hưởng đến tốc độ của website của người dùng nếu chúng không được tối ưu hay xử lý đúng cách.
Cách xử lý chúng mà bạn có thể làm là mang tập tin JavaScript để dưới cuối trang. Còn đối với tập tin CSS, bạn hãy nén lại hết thành 1 file với kích thước nhỏ nhất, sau đó copy code CSS vừa nén đặt chúng trong thẻ “STYLE”.
- Thay đổi kích thước hình ảnh cho phù hợp
Việc tối ưu hóa có thể bị ảnh hưởng do kích thước hình ảnh. Nếu kích thước hình ảnh lớn sẽ ảnh hưởng tới tốc độ tải trang bởi dung lượng khá lớn. Do đó, cần phải điều chỉnh lại hình ảnh sao cho chuẩn mà không bị ảnh hưởng nhiều về chất lượng.
Bạn có thể thực hiện điều chỉnh để website ở cả máy tính và điện thoại có kích thước chuẩn, không chênh lệch, trước khi thực hiện chỉnh sửa, bạn nên kiểm tra trước ở cả 2 thiết bị này. Ngoài ra, nếu bạn hiểu biết về SVG thì sẽ càng tuyệt vời hơn bởi đó là giải pháp tối ưu nhất hiện nay.
- Tải các hình ảnh trên website theo kiểu không đồng bộ :
Thường thì việc click vào một website, tốc độ tải trang bị ảnh hưởng bởi việc hiển thị hình ảnh đồng bộ hay không. Việc hiển thị hình ảnh đồng bộ có thể hiểu là khi bản click vào một website, ảnh sẽ được tải toàn bộ trang, điều này làm giảm tốc độ tải trang, ngược lại, việc bất đồng bộ hình ảnh là kéo tới đâu thì sẽ tải ảnh và hiển thị đến đó, giúp tiết kiệm thời gian.
Bạn có thể dùng kỹ thuật Lazy Loading tiêu biểu để website của bạn hoạt động theo kiểu bất đồng bộ hình ảnh.
- Mã hóa và phân phối hình ảnh ở dạng mới :
Khi mã hóa hình ảnh, tốc độ tải trang nhanh hơn và tiêu tốn ít dữ liệu di động. Cùng với mục đích đó, việc thay đổi định dạng mới cho hình ảnh về dạng JPEG 2000 hay JPEG XR, WebP thay cho các dạng hình ảnh cũ như PNG, JPEG.
Các bạn nên sử dụng định dạng SVG cho các hình đơn giản như icon, logo… Còn các hình ảnh khác nên sử dụng công cụ tối ưu hóa để mã hóa. Thêm vào đó, bạn cần chuyển đổi định dạng thông qua các công cụ hỗ trợ chuyển đổi chất lượng, định dạng hình ảnh được đề xuất là WebP.
Tổng kết :
Nội dung bài viết giúp bạn giải đáp thắc mắc về Google Pagespeed Insights và một vài vấn đề liên quan đến nó. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể hiểu thêm và áp dụng cho Website của mình.
Bình luận mới