Viêm khớp là hiện tượng đau nhức khủng khiếp ở các khớp, sưng nề, bầm, đi lại, cử động hoặc mỗi khi đụng vào rất đau. Các triệu chứng này thường xuất hiện và có thể đưa đến thoái hóa khớp. Hơn nữa, những người bị đau nhức khớp thường ngày đã bị các bệnh về khớp mạn tính (thoái hóa cột sống, thoái hóa sụn khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm dây chằng, lao cột sống hoặc ung thư cột sống) hoặc đã, đang bị viêm khớp.
Vì vậy, mỗi khi thời tiết thay đổi, gió mùa, áp thấp nhiệt đới bất thường, nhất là lạnh thì người cao tuổi có cảm giác khó chịu ở các khớp xương nhiều hơn. Ngoài ra, ở những người cao tuổi bị loãng xương cũng gây nên đau nhức xương khớp hoặc ở người thừa cân, béo phì cũng tác động xấu đến các khớp chịu lực. Các hiện tượng đó nếu không được khắc phục thì sẽ dần dần dẫn đến thoái hóa khớp, nhất là khớp chịu lực nhiều như khớp cột sống thắt lưng, khớp gối, khớp cổ chân.
Khi bị đau nhức khớp, NCT nên đi khám bệnh, tốt nhất là khám chuyên khoa khớp để xác định nguyên nhân (tổn thương thực thể, thoái hóa khớp hay chỉ là do viêm khớp phản ứng) và có chỉ định điều trị sớm.
NỘI DUNG TÓM TẮT
1. Giữ ấm cho cơ thể
dù có bệnh lý khớp từ trước hay không, trong mùa lạnh, NCT cũng cần giữ ấm cơ thể mình, trong đó đặc biệt lưu ý các khớp. Khi có dấu hiệu nhức khớp, tê, mỏi xảy ra (nhất là khi ngủ dậy) ở vị trí nào thì hãy làm nóng vùng xung quanh vị trí đó bằng cách thoa dầu. Mục đích là làm nóng vùng xung quanh đó để cho các mạch máu giãn ra, vận chuyển máu được dễ dàng để nuôi các khớp. Tốt nhất cần mặc đủ ấm, cổ quàng khăn ấm, tay đi găng, chân đi tất.
2. Chế độ ăn uống phù hợp
Bữa ăn mỗi ngày ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, nhất là đối với người già. Khi đang trong tình trạng viêm khớp, để giúp xoa dịu bớt những cơn đau, việc bổ sung các loại thực phẩm giàu axit béo omega-3 ( thường có trong các loại hạt). Ngoài ra, chúng ta còn có thể bổ sung vào bữa ăn hàng ngày các loại rau như rau lá xanh, rau bina, cải xoăn… rất tốt cho việc hạn chế tình trạng viêm và đau đớn, kết hợp với các loại quả như cam, ớt đỏ, cà chua… chứa nhiều vitamin C cũng có thể giúp làm giảm, ngăn chặn sự mất sụn và giảm đau ở người già.
Bên cạnh đó, người già nên tránh dùng các thực phẩm giàu axit béo omega-6 (chẳng hạn như dầu bắp), vì loại axit này có thể gây ra viêm đau đớn. Hãy thay thế các loại ngũ cốc tinh chế cho ngũ cốc nguyên hạt. Các nghiên cứu trước đây cho thấy ngũ cốc tinh chế có thể làm tăng viêm khớp, trong khi chất xơ ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp giảm viêm.
3. Kết hợp với chất bổ sung
Khi về già, chức năng xương khớp giảm đi, vì thế chúng ta nên bổ sung các chất giúp cường kiện gân-xương-khớp, và collagen type giúp nuôi dưỡng sụn và bôi trơn nhiều hơn ở các khớp xương.
Dựa trên bài thuốc y học cổ truyền lâu đời, vời các dược liệu đông y kết hợp với collagen type II giúp bổ thận, mạnh gân cốt, cường kiện gân-xương- khớp, phòng ngừa thoái hóa khớp, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị đau nhức xương khớp, thoái hóa xương khớp, thấp khớp.
4. Tăng cường vận động một cách hợp lý
Khi thời tiết lạnh, con người dường như ít vận động hơn, điều đó gián tiếp làm ảnh hưởng đến xương khớp . Như chúng ta đã biết, Tập thể dục giúp bôi trơn các khớp xương để ngăn chặn cơn đau và đây cũng là phương pháp then chốt để phòng ngừa các bệnh ở cơ quan vận động của cơ thể.
Chỉ cần ít nhất 30 phút đi bộ mỗi ngày,chúng ta đi bộ nhẹ nhàng, thư thái và đều đặn giúp ích rất nhiều cho sức khỏe. Hoặc cũng có thể chọn bơi lội, đi xe đạp cũng như các môn luyện tập đòi hỏi sự bền bỉ, chúng cũng giúp cho sự duy trì chức năng ở các xương – khớp được tốt.
Vận động là cách chữa bệnh tuyệt vời nhất đối với bệnh xương khớp ở người già. Tuy nhiên, do sức khỏe yếu, mùa đông lạnh lại nhiều tà khí nên việc vận động cần được thực hiện tùy theo khả năng sức khỏe của người già.
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.