Nuôi yến và khai thác yến sào đang là nghề có tiềm năng phát triển lớn và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, yến là loài chim rất nhạy cảm đối với môi trường sinh sống của chúng, chỉ cần thay đổi nhỏ hoặc cảm thấy không an toàn thì chúng không dám làm tổ hoặc bỏ đi.
Hiểu được tập tính chim yến chính là cách giúp các bạn nuôi yến thành công. Cùng Yến sào Song Anh liệt kê danh sách các thiên địch (kẻ thù) gây hại cho nhà yến mà bạn phải đề phòng khi nuôi chim yến.
DƠI
Chim yến không thích sống chung nhà với dơi. Bởi dơi thường thích quấy động lại rất hôi. Bên cạnh đó, dơi có tập tính là ngủ treo trên trần nhà, chất bẩn có thể dính lên trần nơi chim làm tổ khiến yến không thích làm tổ ở đó. Một số loài dơi thậm chí còn ăn trứng và tổ yến.
KIẾN
Kiến thực sự là kẻ thù đáng sợ của chim yến. Dù nhỏ bé tuy nhiên chúng lại ảnh hưởng nhiều tới loài chim này, đặc biệt là kiến lửa tự nhiên và các loại kiến gây ngứa.
Các loài kiến này cắn đốt chim yến cha mẹ khiến cho yến cha mẹ khó chịu và đá chim non rớt xuống đất. Ngoài ra, chúng còn đốt trực tiếp chim non.
CHUỘT
Chuột không chỉ thích ăn chim non, trứng và tổ yến, loài này còn mang theo các loại ký sinh trùng hay vi khuẩn có hại lên tổ yến ảnh hưởng tới chất lượng của tổ.
GIÁN
Gián có thể khiến cho tổ yến bị biến dạng, nhỏ lại và không hoàn chỉnh do chúng gặm nhấm tổ yến. Bên cạnh đó, nó còn gây mùi hôi cho tổ yến khiến cho tổ yến giảm đi giá trị rất nhiều. Ngoài ra, tổ yến có thể xuất hiện các vết bẩn do phân gián.
RẮN
Rắn nhất là rắn lục, rắn xanh là kẻ thù của loài chim yến bởi chúng bò và leo rất giỏi. Các loài rắn này có thể bắt chuột nhưng nhiều khi chúng ăn cả chim mẹ và chim yến non trong tổ.
TẮC KÈ VÀ RẮN MỐI
Hai loài động vật này rất thích ăn trứng và tổ yến. Thậm chí, tắc kè còn ăn cả chim yến con, chúng khó bị phát hiện do có tính chất đổi màu theo môi trường và khả năng bám dính trên tường tốt.
CÚ
Cú là loại chim săn mồi, chúng có thể làm cho yến phát sợ và làm hao tổn lượng chim yến vào nhà yến đáng kể. Với loài chim ăn thịt này, yến là một món khoái khẩu.
Cú mèo hay cú lợn sống đơn lẻ rất thích ăn thịt chim yến, chúng rất háu ăn nên có thể sát hại một số lượng yến lớn trong một ngày.
CHIM CẮT
Giống như cú, chim cắt rất thích ăn thịt chim yến. Chúng thường bay ở một khu vực và đợi chờ chim yến ra bay lượn cắp đi chén thịt.
BỌ CHÉT MẠT RẬN RỆP MỐI MỌT
Các loài này thường gây ngứa ngáy, khó chịu cho yến cha mẹ và cả yến non. Chúng đốt khiến cho da yến chảy máu, có vết đỏ trên da hoặc chim non rớt xuống đất.
Ngoài ra, các loại mối mọt hay nấm mốc có thể phá hoại nơi làm tổ của chim yến, giảm tuổi thọ của nhà yến.
YẾN TẶC
Yến tặc chính là các tên trộm muốn ăn cắp tổ yến bởi chúng có giá thành cao trên thị trường. Ngoài việc thất thu về sản lượng tổ yến từ trộm, nếu nhà yến thường bị kẻ trộm vào nhà ban đêm có thể làm cho chim lo lắng, một số con bay đi nơi khác làm tổ và không về.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ YẾN KHI NUÔI YẾN SÀO
- Phát quang bụi rậm xung quanh nơi nuôi yến.
- Lắp đèn chống cú phát ánh sáng xua đuổi chim cú.
- Bắt và tiêu diệt dơi với lưới và chụp lưới.
- Sử dụng miếng gai nhựa chống tắc kè, rắn mối,…
- Bịt kín các ngóc ngách chống rắn chuột vào ăn yến.
- Vệ sinh làm sạch xung quanh nhà yến thường xuyên.
- Dùng các chế phẩm sinh học, thuốc diệt côn trùng không gây hại cho yến.
- Lắp đặt camera và chuông báo động chống trộm 24/24.
Yến sào Song Anh là địa chỉ uy tín chuyên tư vấn, thiết kế và thi công nhà yến. Đi cùng với đó, chúng tôi cung cấp các thiết bị nhà yến đảm bảo chất lượng giúp nuôi yến hiệu quả và phòng trừ các thiên địch của loài yến.
Liên hệ để được tư vấn xây dựng nhà yến hay mua các máy móc, thiết bị nuôi yến ngay hôm nay
YẾN SÀO SONG ANH
41 đường số 4, Diamond City, TP. Long Xuyên, An Giang
02963.935689 – 0908.506.767
yensaosonganhag@gmail.com
songanhnest.com
Bình luận mới