• Youtube
    • Tăng view Youtube
    • Tăng Sub Youtube
    • Tăng giờ xem
    • Comment Youtube
    • Tăng Share YouTube
  • Facebook
    • Tích Xanh Facebook
    • Mắt LiveStream Facebook
    • Vip View Facebook
    • Bán Acc Facebook
  • Maps
    • Tạo Maps
    • Xác minh Maps
    • Maps tạm ngưng
    • Report Maps
  • Dịch vụ khác
    • Nạp game
    • Cầm sim Hải Phòng
    • Khóa học online
    • Instagram followers
    • Tăng view Tik Tok
    • Instagram Likes
    • Tăng bình luận Soundcloud
    • Dịch vụ tạo Video
    • Dịch vụ tăng Vote
    • Dịch vụ đăng tin rao vặt
    • Tăng lượt nghe Spotify
    • Mã Khuyến Mại Google
    • Tăng lượt nghe SoundCloud
    • Bán tài khoản Shopee
    • Bán key HMA
  • Views Amazon Music
  • Tin tức
    • MMO
    • Marketing
  • SEO
    • Tool SEO
    • Tối ưu WordPress
    • Thuê từ khóa
    • Quản trị Web
    • Backlink
    • Content
    • Nghiên cứu từ khóa
  • Mixcloud
    • Mixcloud Plays
    • Mixcloud Likes
  • 0 SP - 0.00₫

Giải pháp hỗ trợ bán hàng Online - 0789225888

Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho người kinh doanh Online

  • Trang chủ
  • Shop
    • My Account
    • Cart
    • Checkout
  • Liên hệ
Bạn đang ở:Trang chủ / Marketing / Trợ thủ kinh doanh: SWOT là gì?

Trợ thủ kinh doanh: SWOT là gì?

03/22/2020 by dokhanh82 Để lại bình luận

Trong marketing nói riêng và trong ngành kinh doanh nói chung, SWOT là một công cụ phân tích dễ áp dụng, hữu hiệu, giúp dễ dàng định hướng chiến lược marketing của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể nhìn thấy được tình hình của hiện tại và xây dựng những kế hoạch cho tương lai. Vậy chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về SWOT là gì và phân tích SWOT như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất ở phần tiếp theo nhé.

NỘI DUNG TÓM TẮT

  • Thuật ngữ “ SWOT” là gì ?
  • Nguồn gốc hình thành mô hình SWOT là gì?
  • Tại sao phải thiết lập phân tích mô hình SWOT?
  • Một số câu hỏi cần thiết thường đặt ra trong mô hình SWOT?
    • Strengths – Điểm mạnh
    • Weaknesses – Điểm yếu
    • Opportunities – Cơ hội
    • Threats – Thách thức

Thuật ngữ “ SWOT” là gì ?

SWOT là một trong 5 bước chủ chốt  để xác lập nên chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là mô hình nổi tiếng và được sử dụng phổ biến hiện nay trong các bản phân tích kinh doanh và chiến lược định hướng marketing của doanh nghiệp.

SWOT là là điểm hội tụ của 4 chữ cái viết tắt trong Tiếng Anh :

  • S – Strengths (Thế mạnh) : những ưu điểm, thuận lợi hay lợi thế mà doanh nghiệp có được so với đối thủ
  • W – Weaknesses (Điểm yếu) : những nhược điểm, bất lợi, điểm yếu khiến doanh nghiệp yếu thế hơn đối thủ.
  • O – Opportunities (Cơ hội) : những yếu tố môi trường bên ngoài mà doanh nghiệp có thể khai thác để giành được lợi thế.
  • T – Threats (Thách Thức) : những yếu tố môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng xấu, đe dọa đến hoạt động phát triển của doanh nghiệp.
Trợ thủ hữu hiệu trong hoạt động kinh doanh – Mô hình SWOT

Trong đó yếu tố bên trong của doanh nghiệp là thế mạnh và điểm yếu, doanh nghiệp có thể cố gắng thay đổi, còn cơ hội và thách thức là hai yếu tố tác động bên ngoài lên doanh nghiệp, không thể kiểm soát hoặc chỉ có thể kiểm soát được một phần nhỏ nào đó.

Nguồn gốc hình thành mô hình SWOT là gì?

Mô hình này được ra đời từ kết quả nghiên cứu của Albert Humphrey cùng  nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nghiên Cứu Standford, Menlo Park, California bao gồm các nhà kinh tế học: Albert Humphrey, Robert F.Stewart, Birger Lie, Ts. Otis Benepe và Marion Dosher. Từ những năm 1960 đến năm 1970, nhóm nghiên cứu này đã thực hiện một cuộc khảo sát hơn 500 công ty được Tạp chí Fortune bình chọn là có doanh thu cao nhất, mục tiêu của chuyến nghiên cứu này là tìm ra nguyên nhân do đâu mà nhiều công ty gặp thất bại trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của họ. Vì vậy nhóm nghiên cứu đã đưa ra “Mô hình SWOT” để phân tích quá trình lập kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp, sau đó tìm ra những giải pháp giúp các nhà lãnh đạo thực hiện lại việc hoạch định chiến lược kinh doanh, cũng như thay đổi phong cách quản lý của mình để công việc hiệu quả hơn.

Hành trình nghiên cứu này đã đi qua 9 năm thực hiện nghiên cứu với nguồn nhân lực hơn 5000 nhân viên làm việc liên tục để hoàn thành được bản thu thập ý kiến với 250 nội dung của 1100 công ty. Lúc đầu thì Albert cùng cộng sự của mình đặt tên mô hình phân tích của mình là SOFT hội tụ của 4 chữ cái trong Tiếng Anh: S (Satisfactory) – Điểm tốt, thuận lợi trong hiện tại,

O (Opportunities) – Điểm tốt trong tương lai, F (Fault) – Điểm xấu, bất lợi trong hiện tại và T (Threat) – Điểm xấu trong tương lai. Và đến năm 1964, mô hình SOFT được giới thiệu cho Urick và Orr tại Thụy Sĩ và họ đã đổi tên thành mô hình SWOT. Mô hình SWOT đã ra đời từ đó.

Tại sao phải thiết lập phân tích mô hình SWOT?

Việc thiết lập mô hình SWOT thật sự cần thiết và hữu ích trong kinh doanh. Thường thì các nhà quản lý cấp cao của một doanh nghiệp sẽ tham gia vào việc phân tích mô hình này. Nhưng những quản lý cấp cao chỉ tham gia quản lý một cách gián tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp nên đôi khi họ sẽ không hiểu rõ về tình hình cụ thể của công ty. Nên họ cần phải có được sự giúp sức của các trưởng phòng ban trong các bộ phận của công ty để phân tích mô hình SWOT đạt hiệu quả cao nhất.

Bên cạnh đó có những doanh nghiệp còn có tầm nhìn xa hơn nữa, họ tiến hành thu thập trực tiếp những thông tin của khách hàng để áp dụng vào phân tích mô hình SWOT. Hoặc tham vấn thêm những ý kiến của người bạn xung quanh, thậm chí những nhà cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp của bạn nữa.

Từ việc thu được nhiều quan điểm khác nhau có thể giúp ích nhiều hơn trong việc phân tích và xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể.

Tầm quan trọng của việc phân tích mô hình SWOT trong kinh doanh

Các doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng mô hình SWOT để nắm được tình trạng hiện tại của mình có những lợi thế, bất lợi gì so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, dựa trên cơ sở đó để hoạch định những chiến lược thực hiện tiếp theo. Nhưng bạn cũng nên lưu ý mỗi bước đi của kế hoạch phải thật cẩn thận và thống nhất để tạo ra hiệu quả phát triển cao nhất.

Với những doanh nghiệp nhỏ mới khởi nghiệp thì việc phân tích mô hình SWOT đóng vai trò như một tấm bản đồ kế hoạch định hướng trong từng bước hoạt động, phát triển của doanh nghiệp trong những năm tiếp theo.

Một số câu hỏi cần thiết thường đặt ra trong mô hình SWOT?

Strengths – Điểm mạnh

Là những yếu tố bên trong mang lợi thế của doanh nghiệp hiện tại so với đối thủ, giúp doanh nghiệp phát triển trên thị trường. Đây là những yếu tố doanh nghiệp có thể chi phối và kiểm soát được.

  • Doanh nghiệp bạn có những lợi thế nào về nguồn nhân lực? (kỹ năng chuyên môn, kỹ năng công việc, mối quan hệ, danh tiếng,…)
  • Doanh nghiệp bạn có những lợi thế nào về vật chất? (Danh mục khách hàng, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, tài chính, công nghệ, bằng sáng chế,…)
  • Ưu điểm nào của doanh nghiệp bạn tốt hơn đối thủ?
  • Nguồn tài nguyên nào mà chỉ bạn mới có hoặc bạn có được với giá thấp hơn?
  • Công thức kinh doanh nào hiện tại đang giúp bạn phát triển và thành công?

Weaknesses – Điểm yếu

Đây là những yếu tố bất lợi mà doanh  nghiệp bạn đang gặp phải hoặc những yếu tố làm bạn yếu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp cần phải tự mình điều chỉnh và cải thiện để cạnh tranh với đối thủ.

  • Những yếu tố bất lợi nào trong kinh doanh mà doanh nghiệp bạn cần cải thiện?
  • Những loại tài sản nào mà bạn cần phải bổ sung hoặc nâng cấp ?(tuyển dụng thêm nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị,…)
  • Nguồn nhân lực của bạn còn mắc phải bất lợi gì cần phải cải thiện, nâng cao?
  • Điểm yếu nào của doanh nghiệp bạn cần phải khắc phục để cạnh tranh tốt hơn so với đối thủ?
  • Địa điểm mà doanh nghiệp bạn đang hoạt động có thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp sau này?
Những câu hỏi thường gặp khi phân tích mô hình SWOT

Opportunities – Cơ hội

Đây là những yếu tố bên ngoài tác động lên doanh nghiệp, đây là những yếu tố nếu phân tích đúng hướng sẽ giúp ích rất nhiều cho sự thành công của doanh nghiệp sau này.

  • Phân khúc khách hàng trọng tâm của doanh nghiệp của bạn có đang phát triển với con số tăng. Liệu yếu tố nào đang tồn tại trong nhu cầu khách hàng có thể tiêu thụ sản phẩm của bạn sẽ cung cấp trong tương lai?
  • Thị trường khách hàng tiềm năng mà bạn sẽ nhắm đến tiếp theo là phân khúc khách hàng nào?
  • Có sự kiện hay yếu tố nào sắp xảy ra mà doanh nghiệp có thể nắm bắt để phát triển?
  • Những điều kiện nào có thể tác động tích cực tới sự phát triển của doanh nghiệp?

Threats – Thách thức

Đây là những yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp bạn, yếu tố này bạn không kiểm soát được, chỉ có thể tìm cách dự đoán và né tránh hoặc đối phó với chúng.

  • Liệu doanh nghiệp còn phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng nào sau này?
  • Nhà cung ứng nguyên vật liệu cho doanh nghiệp có thể cung cấp cho bạn với mức giá mong muốn của bạn không?
  • Khoa học công nghệ phát triển có ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp bạn không?
  • Sự thay đổi về thói quen hành vi người tiêu dùng có phải là mối bận tâm trong việc cung ứng các sản phẩm ra bên ngoài thị trường không?
  • Xu hướng sự phát triển của thị trường tiêu dùng hiện nay có chứa đựng những thách thức cho doanh nghiệp bạn trong tương lai hay không?

Bài viết trên có lẽ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về SWOT là gì và hiểu được tại sao khi kinh doanh chúng ta cần phải phân tích mô hình SWOT. Chúc các bạn có thể tìm được hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp mình thông qua mô hình này nhé.

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter

Bài viết liên quan

Tên miền tốt - nền tảng vững chắc cho sự thành công của bạn
Danh Sách 1512 Tên Miền Tự Do Có Backlink Từ Các Trang Báo Lớn
Hình ảnh dịch vụ SEO
Giữa không gian xanh mát và biển cả, Villa Movenpick Phú Quốc đem đến sự tuyệt vời nhất
Villa Movenpick Phú Quốc

Thuộc chủ đề:Marketing, Tin tức

Bài viết trước « Cùng tìm hiểu về content writer
Bài viết sau First Name là gì? Last Name nghĩa là gì? »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.

Sidebar chính

OWO Social

  • Email
  • Facebook
  • Twitter

Sản phẩm

nhà tiền chế

Đánh giá ưu nhược điểm của nhà thép tiền chế

11/13/2021

So sánh bồn cầu 1.28 – 1.6 GPF

01/19/2021

Break Out và Fake out trong thị trường đầu tư tài chính

03/25/2021

  • Cà Phê Nâu Lắc: Góc Khuất Của Cuộc Tranh Cãi Gây Bão
  • Danh Sách 1512 Tên Miền Tự Do Có Backlink Từ Các Trang Báo Lớn
  • Khóa học giao dịch hàng hóa phái sinh quốc tế – Học online qua video

Footer

Bài viết mới

  • Tại sao dịch vụ AWS dành cho nhà phát triển đang ngày càng được sử dụng rộng rãi?
  • Tại sao nên sử dụng dịch vụ cho thuê văn phòng thành phố Hồ Chí Minh?
  • Dịch Vụ Tăng Shorts Views Youtube: Giải Pháp Marketing Hiệu Quả
  • Dịch Vụ Thuê Xe 7 Chỗ Tại Nha Trang – Khám Phá Nơi Đẹp Nhất
  • Paid Memberships Pro: Cánh Cửa Mở Ra Thế Giới Thu Nhập Từ Thành Viên!
  • Cà Phê Nâu Lắc: Góc Khuất Của Cuộc Tranh Cãi Gây Bão

Từ khóa sản phẩm

ahrefs amazon backlink Backlink GOV backlink profile BuzzSumo content công cụ seo DatPiff DatPiff Profile Views DR DR ahrefs facebook google map google maps Instagram likes khôi phục maps Like Instagram lượt xem Profile DatPiff Majestic maps Maps Citations maps hủy đăng maps tạm ngưng maps vô hiệu mixcloud phần mềm seo phủ maps profile backlink Quora Quora Upvotes Rottentomatoes seo Social Entity Social Signals sách nói tool seo trustpilot review tăng lượt xem tăng lượt xem DatPiff Profile tăng view usb sách nói Vote Quora youtube Ả Rập

Bình luận mới

  • dokhanh82 trong Tăng chỉ số DR 50 theo Ahrefs
  • In nhãn địa chỉ - Dịch vụ SEO ECD trong Vai trò của các công ty in nhãn thương mại

Đối tác

Thuê nhà vinhomes giá rẻ
Đầu tư bất động sản

Tìm kiếm

Chủ đề

backlink Beatstars CNTT Content DJ du lịch dịch vụ dịch vụ backlink Facebook kem chống nắng Navacos khóa học kinh doanh kiếm tiền online Maps marketing Mixcloud mmo màn hình led máy chạy bộ máy lọc nước nhà yến nuôi yến nước hoa Office 365 phong thủy phần mềm quảng cáo quảng ninh rút gọn link răng miệng SEO sức khỏe thiết kế web thực phẩm chức năng TikTok tin tức Tiền Giang tôn giáo Views việc làm Youtube yến sào âm nhạc Đà Lạt đồng hồ

Copyright © 2023 Mr Khánh 0789225888