Nhà thép tiền chế là loại hình xây dựng đang được ứng dụng phổ biến trong nhiều công trình dân dụng và công nghiệp hiện nay. Vậy có nên xây dựng nhà tiền chế không?
Hiện nay, các công trình thi công xây dựng ngày càng nhiều đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đi cùng với đó là đa dạng các loại vật liệu và giải pháp xây dựng công trình khác nhau. Trong đó, nhà thép tiền chế là giải pháp xây dựng được nhiều chủ đầu tư và nhà thầu lựa chọn. Vậy cụ thể ưu điểm và nhược điểm của nhà tiền chế như thế nào và có nên xây nhà thép tiền chế không, cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.
Nhà thép tiền chế là gì?
Nhà thép tiền chế hay còn được gọi là nhà tiền chế hay nhà khung thép tiền chế. Đây là các công trình xây dựng được làm bằng kết cấu thép đồng thời được chế tạo, thi công lắp ráp nhanh chóng dựa theo bản thiết kế trước đó.
Quy trình xây dựng một nhà khung thép tương đối đơn giản và nhanh chóng chỉ bao gồm ba giai đoạn chính đó là thiết kế nhà thép, gia công cấu kiện thép và tiến hành lắp dựng cho công trình. Các công trình ứng dụng nhà tiền chế hiện nay tương đối đa dạng từ nhà xưởng, nhà cao tầng, nhà kho, công trình thương mại cho tới các siêu thị, nhà trưng bày, nhà hàng, quán cà phê,…
Nhà thép tiền chế ra đời cách đây khá lâu. Các thiết kế tiêu chuẩn hóa được bán trên thị trường lần đầu tiên đối với các nhà khung thép tiền chế từ các năm 1960 tại Hoa Kỳ. Sau đó nó dần thịnh hành ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, loại hình xây dựng này ngày càng thịnh hành và là lựa chọn của nhiều nhà thầu thi công và chủ đầu tư công trình.
Cấu trúc chính của nhà khung thép tiền chế
Một công trình nhà tiền chế thường được cấu thành bởi nhiều thành phần khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung kết cấu công trình không quá phức tạp rất thuận tiện cho việc thi công và lắp đặt trong xây dựng. Dưới đây là các thành phần chính của một thiết kế nhà thép tiền chế hoàn chỉnh.
– Phần nền móng chính là kết cấu chịu lực chính của toàn bộ nhà khung thép. Chính vì vậy, các công trình thường luôn phải chú trọng tới nền móng. Tùy theo nhu cầu có thể sử dụng móng nông hoặc móng sâu.
– Hệ khung chính của một nhà tiền chế khung thép bao gồm ba bộ phận là cột, kèo và dầm.
– Các kết cấu thứ yếu khác trong công trình như hệ giằng, xà gồ, thanh chống,…
– Hệ thống bao che như tôn lợp mái và tole bao che,…
Các ưu nhược điểm khi thi công nhà thép tiền chế?
Để đánh giá chất lượng của một công trình nhà khung thép phải tìm hiểu chi tiết các ưu điểm và hạn chế của nó trong thi công xây dựng. Điều gì khiến cho các công trình sử dụng kết cấu khung thép ngày càng phổ biến? Dưới đây chính là các ưu và nhược điểm của nhà thép tiền chế khi so sánh với các giải pháp thi công khác.
Ưu điểm của nhà tiền chế
So với các công trình sử dụng bê tông cốt thép hay các vật liệu xây dựng khác thì nhà khung thép tiền chế được đánh giá cao bởi nhiều ưu điểm vượt trội.
– Nhà khung thép tiền chế được xây dựng chủ yếu bằng kết cấu thép nên có trọng lượng nhẹ hơn so với các vật liệu khác. Điều này giúp giảm tải trọng cho công trình và áp lực cho nền móng.
– Các công trình sử dụng giải pháp nhà tiền chế có khả năng tạo hình không giới hạn với đa dạng phương án thiết kế. Cùng với khả năng mở rộng quy mô hay thiết kế linh hoạt, tính đồng bộ toàn khung thép cao.
– Quá trình xây dựng và lắp đặt nhà thép tiền chế nhanh chóng, đơn giản. Nó giúp tiết kiệm thời gian, nhân lực và chi phí hiệu quả. Thời gian thi công rút gọn là một ưu điểm nổi bật của loại hình xây dựng này.
– Các nhà xưởng khung thép hay công trình nhà tiền chế khác giúp tận dụng tối đa không gian xây dựng với khả năng vượt nhịp linh động.
– Chi phí đầu tư xây dựng đối với nhà máy tiền chế, nhà xưởng hay các công trình nhà thép khác tiết kiệm cho các chủ đầu tư, đặc biệt đối với các công trình có diện tích lớn.
– Công trình sử dụng nhà thép tiền chế có khả năng chịu lực tốt đi cùng với đó là chống chịu ẩm mốc. Đặc biệt, các công trình được lắp ráp bằng vật liệu thép chất lượng luôn đảm bảo tuổi thọ cao.
– Khung thép tiền chế có khả năng kết hợp nhanh chóng với các vật liệu mới hay vật liệu nhẹ khác. Ngoài ra, nó còn có thể tái chế nên vô cùng thân thiện với môi trường.
Nhược điểm của nhà tiền chế
Mặc dù có nhiều ưu điểm trong thi công xây dựng và lắp đặt, tuy nhiên không phải nhà thép tiền chế không có các nhược điểm hay hạn chế riêng.
– Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm nên khó tránh khỏi các kết cấu khung thép của nhà tiền chế có thể bị ăn mòn theo thời gian. Mặc dù vậy, do kết cấu của nhà thép có tuổi thọ cao, khả năng chịu lực tốt cùng công nghệ ngày càng hiện đại nên hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng lâu dài.
– Do kết cấu chính là khung thép nên khả năng chịu nhiệt của công trình chỉ có giới hạn nhất định. Khi nhiệt độ từ 600 đến 800 độ C có thể khiến cho thép biến dạng. Vì vậy, các nhà thép tiền chế cần được đầu tư thêm hệ thống PCCC cùng với đó là sử dụng sơn chống cháy.
– Nhà khung thép có độ bền cao đảm bảo thời gian dài sử dụng. Tuy nhiên cần bảo trì công trình định kỳ để tăng tuổi thọ cho công trình. Chi phí bảo trì tăng khả năng chống gỉ, chịu nhiệt cho nhà thép tương đối cao so với các loại công trình khác.
Có nên xây dựng nhà khung thép tiền chế không?
Với các ưu nhược điểm của nhà thép tiền chế, có thể thấy đây thực sự là giải pháp xây dựng hoàn hảo cho các công trình dân dụng hay các nhà máy, nhà xưởng hay nhà kho hiện nay. Quá trình thi công nhanh chóng, gọn nhẹ, tiết kiệm thời gian và chi phí đi cùng với tuổi thọ cao và khả năng tạo hình ấn tượng là các lợi thế lớn của nhà khung thép tiền chế so với bê tông cốt thép.
Chính vì vậy, nhà thép tiền chế chắc chắn là xu hướng của các công trình xây dựng hiện nay. Đồng thời là sự lựa chọn hàng đầu đối với các chủ đầu tư hay nhà thầu thi công công trình.
Trên đây là các thông tin liên quan tới nhà tiền chế là gì. Cùng với đó là đánh giá chi tiết các ưu nhược điểm của loại hình xây dựng này. Hi vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về nhà khung thép và ứng dụng nhà thép tiền chế vào trong các công trình xây dựng cụ thể.
Bình luận mới