Ngày nay chúng ta hay dùng cụm từ nghề nghiệp. Nghề thì có thể ai cũng hiểu, tạm giải thích nghề là thuật ngữ được sử dụng để chỉ một người dùng kỹ năng, kiến thức của mình để làm một việc (nghề) gì đó để có thu nhập.
Vậy còn nghiệp là gì? Có thể hiểu rằng, nghiệp là một cái “nợ” mà chúng ta phải trả, nợ này không ai đòi, không có chủ nợ cụ thể mà chúng ta tự thấy bản thân phải có “nợ”, phải có trách nhiệm với xã hội, với công việc. Tức là bên cạnh làm việc để có thu nhập cho bản thân, cho gia đình, chúng ta còn có trách nhiệm đóng góp, “trả nợ” cho xã hội. Có thể tóm gọn, mục tiêu chính của nghề là kiếm tiền, của nghiệp là trả “nợ”. Vì thế, nghề nào thì cũng có nghiệp của nó cả, làm chuyên gia đào tạo, chuyên gia tư vấn hay chuyên gia đánh giá thì cũng có nghiệp nợ nhất định.
VẬY THÌ, LÀM THẾ NÀO ĐỂ NGHỀ NGHIỆP CỦA CHÚNG TA TRỞ NÊN VĨ ĐẠI???
Xin được trích dẫn lời của Antoine de Saint-Exupery “Sự vĩ đại của mỗi một nghề nghiệp là góp phần hoàn thiện cõi nhân sinh”. Do vậy, vai trò lớn lao nhất của mỗi nghề nghiệp là kết nối các quan hệ nhân hòa và nhân ái giữa những con người với nhau. Điều đó cũng đang dần trở thành hiện thực với những đội ngũ con người của.
Đối với chúng tôi cùng nhau thực hiện sứ mệnh:
“Đóng góp vào sự nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa cho các Doanh nghiệp vì lợi ích Quốc gia” là niềm vinh dự, sự tự hào của mỗi cán bộ nhân viên. Để thực thi được sứ mệnh ấy, mỗi cán bộ, nhân viên không ngừng học hỏi, nâng cao năng lực để luôn đồng hành cùng các Doanh nghiệp trong nước, nâng cao được chất lượng sản phẩm, dịch vụ hài hòa với tiêu chuẩn Quốc tế, cùng nhau theo đuổi chất lượng (sẽ được viết ở bài sau), chứ không đơn thuần chỉ là tuân thủ chất lượng. Như trong tác phẩm Nghe tiếng giã gạo, bác Hồ đã viết:
“Gạo đem vào giã bao đau đớn,
Gạo giã xong rồi, trắng tựa bông,
Sống ở trên đời người cũng vậy,
Gian nan rèn luyện mới thành công”.
Vì thế, để làm được một nghề nghiệp vĩ đại, anh, chị, em không những chịu thương, chịu khó, chăm chỉ học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn mà còn phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với nghề nghiệp mà chúng ta đang theo đuổi.
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.