Cùng khám phá di tích Bạch Đằng Giang – Hải Phòng
Nhắc đến Hải Phòng, chắc hẳn không ít người sẽ nghĩ ngay tới hình ảnh những cảng biển lớn và nhiều thùng xe container đậu quanh đó, hay liên tưởng đến mùi gió biển thoang thoảng mùi tanh của cá gay gay mũi. Có lẽ chính những hình ảnh và cảm nhận đó đã mang đến cho người ta suy nghĩ về một Hải Phòng phát triển công nghiệp biển, nhộn nhịp, ồn ã và mang hơi hướng công nghiệp nhiều hơn là sự yên bình thanh tịnh. Thế nhưng, nếu bạn chịu tìm kiếm về Hải Phòng thì kết quả cho ra sẽ không chỉ có thế, ở thành phố cảng biển này có trong mình nhiều địa điểm du lịch thơ mộng và các di tích nổi tiếng, yên bình rất được du khách yêu thích. Đặc biệt, nếu bạn là một người yêu thích khám phá lịch sử thì Hải Phòng sẽ là điểm đến không thể bỏ qua bởi nơi đây tồn tại một di tích gắn liền với các trận đánh huy hoàng trong lịch sử: di tích Bạch Đằng Giang.
Địa chỉ khu di tích Bạch Đằng Giang?
Khu di tích Bạch Đằng Giang có vị trí nằm tại thôn Tràng Kênh, thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, tỉnh Hải Phòng.
Chỉ đường : Xuất phát từ trung tâm thành phố Hải Phòng, đi ước chừng 25 km về phía Bắc là có thể đến thôn Tràng Kênh, thị trấn Minh Đức để ghé thăm qua di tích Bạch Đằng Giang.
Bạch Đằng Giang trên Google Maps
Bạch Đằng Giang và các sự kiện lịch sử huy hoàng
Nước Biển Đông chảy vào đất Việt qua con sông Bạch Đằng rộng lớn. Vì thế mà có thể thấy sông Bạch Đằng là cửa ngõ giao thông bằng đường biển quan trọng của nước ta.
Cũng vào thời ấy, sông Bạch Đằng là con đường lưu thông hoàn toàn bằng đường sông duy nhất để đi đến Cổ Loa hay thành Đại La.
Hiểu được điều đó, vào năm 938, khi đối mặt với trận chiến chống quân Nam Hán, Ngô Quyền đã tính toán và lợi dụng sự lên xuống của thủy triều mà đánh thắng quân địch.
Vào năm 981, khi Lê Hoàn dẫn quân đánh tan quân Tống đã xảy ra nhiều cuộc giao tranh. Trong số đó, từng có 2 cuộc đánh lớn ở sông Bạch Đằng.
Ở trận Bạch Đằng thứ 2, nhiều người cũng nhận định rằng đây là trận đánh tiêu diệt chủ tướng và bộ phận lớn quân Tống, là trận đánh quyết định chiến thắng cho quân ta.
Cụ thể ở đây, Lê Hoàn đã bí mật tăng cường lực lượng để ra đòn quyết định cho trận đánh. Ông bố trí quân mai phục ở khúc sông Bạch Đằng hiểm trở, sau đó cho quân ra đánh dụ địch, giả vờ bại trận để quân địch xông lên truy kích, dẫn dụ đến nơi mai phục, từ đó mà đánh tan tác quân Tống.
Đến năm 1288, khi quân Nguyên Mông lần 3 dẫn quân sang xâm lược nước ta. Trần Hưng Đạo đã lên kế hoạch cắm cọc trên sông Bạch Đằng , mở đầu kế hoạch là cho một cánh quân nhỏ của ta ra dụ địch vào trận địa cọc khi thủy triều sắp rút.
Khi ấy quân Nguyên vấp phải sự chiến đấu mãnh liệt của đội quân Thánh Dực do Nguyễn Khoái chỉ huy, lại thêm đội quân của vua Trần đến tham gia ác chiến, quân ta mai phục hai bên cũng hùng dũng xông ra. Quân địch khi ấy gặp nước thủy triều rút, phá hủy đoàn binh thuyền của Ô Mã Nhi. Đem lại thắng lợi hoàn toàn cho quân Đại Việt lúc bấy giờ.
Di tích Bạch Đằng Giang ngày nay như thế nào?
Tận hưởng chuyến tham quan di tích Bạch Đằng Giang với luật “3 không”.
Đến với di tích Bạch Đằng Giang, bạn sẽ ấn tượng bởi đây là một trong số ít những nơi thực hiện thành công luật “3 không” ở nước ta. Cụ thể, luật “3 không” là :
- Không hàng quán, không buôn bán, không thương mại ở khu di tích.
- Không rác thải
- Không thu phí dịch vụ, kể cả phí gửi xe
Có lẽ nhờ luật “3 không” này mà Bạch Đằng Giang mới thật sự là một khu di tích đúng nghĩa với không gian văn hóa – lịch sử yên bình. Thay vì phải chen lấn, bán hàng chèo kéo khách, cờ bạc, mê tín dị đoan, xả rác… thế nhưng du khách đến đây vẫn cảm nhận được sự thanh tịnh, trang nghiêm và lịch sự.
Cụm đền thờ Bạch Đằng Giang
Ngoài những di vật, hiện vật mang giá trị lịch sử, các công trình văn hóa… trong tâm thức của nhiều du khách, Bạch Đằng Giang còn là một điểm đến tâm linh mang tính linh thiêng. Nơi đây có các đền thờ, các chùa nổi tiếng,
Ngôi đền đầu tiên trong di tích là Tràng Kênh Vọng Đế, thờ vua Lê Đại Hành. Ngôi đền tiếp theo là Linh Từ Tràng Kênh thờ Hưng Đạo Vương Trần Hưng Đạo. Tiếp đến là đền thờ Ngô Quyền : Bạch Đằng Giang. Đến cuối cùng là đền thờ chủ tịch Hồ Chí Minh. Bốn đền thờ kể trên là địa điểm tứ linh từ thuộc di tích Bạch Đằng Giang.
Bên cạnh đó, nơi đây còn có đền thờ Thánh mẫu, khi tới đây hành hương, du khách vừa có thể tưởng nhớ công ơn của tổ tiên, vừa có thể cầu sức khỏe, bình an.
Bình luận mới